Bài viết review du lịch Việt Nam sẽ mang đến cho các bạn toàn cảnh về du lịch. Bài viết dựa trên ý kiến cá nhân và có sự chọn lọc từ các luồng ý kiến khác, mang tính chất tham khảo.
Điểm lại những mốc đã qua của du lịch Việt Nam:
- Du lịch Việt Nam được chính thức khai sinh vào ngày 5/6/1951 do vua Bảo Đại thành lập, tiền thân là Sở Du Lịch Quốc Gia. Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại Thương của CHXHCN Việt Nam chính thức thành lập Công Ty Du Lịch Việt Nam, tiền thân của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam ngày nay.
- Giai đoạn bùng nổ của du lịch Việt Nam là thời kỳ 2015-2019 với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thống kê được là 18 triệu lượt (2019). Thời kỳ này cũng bùng nổ với du lịch nội địa khi cơn sốt bất động sản đã tạo ra nguồn tiền để đi du lịch, cộng vào đó là việc các điểm du lịch được Unesco công nhận di sản thế giới cũng gây sự chú ý của khách quốc tế.
- Giai đoạn trầm lắng vì covid 19, kéo dài từ khi bùng dịch năm 2019 cho đến 2 năm sau là 2021. Giai đoạn này chứng kiến nhiều doanh nghiệp công ty lữ hành phải tạm nghỉ hoặc phá sản.
- Giai đoạn hứng khởi sau khi hết dịch, ai cũng hóng được đi chơi vì bị ở nhà quá lâu, giai đoạn này kéo dài 1 năm từ 2021 đến 2022. Nhà nhà đi du lịch, người người đi du lịch nên vô hình chung kích cầu tự nhiên nhưng đã sinh ra một sự lạc quan sai lầm. Giai đoạn này các công ty du lịch lữ hành lại lao vào đầu tư nhưng…
- Giai đoạn trầm lắng nhất là từ 2023 đến nay (cuối 2024). Thị trường bất động sản trầm lắng, ngân hàng đang loay hoay với các dòng tiền, các đại án lớn nổ ra, biến động địa chính trị trên thế giới…vô hình chung tác động tiêu cực đến tâm lý khách du lịch. Nhiều năm làm du lịch nhưng tác giả chưa bao giờ chứng kiến một năm buồn như vậy của du lịch Việt Nam.
Review Du Lịch Việt Nam 2025 sẽ có những gì?
- Việt Nam có những lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, lịch sử, văn hoa xã hội để phát triển ngành du lịch. Theo thống kê Việt Nam có 6 vùng du lịch tiêu biểu: trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Mam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- 13 thành phố du lịch điểm đến nổi tiếng: Hạ Long, Ninh Bình, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Cần Thơ, Phú Quốc, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Tp HCM, Hà Nội, Huế.
- Hơn 70 khu du lịch quốc gia, từ di tích lịch sử, điểm đến văn hoá xã hội đến các khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá được UNESCO công nhận.
Review du lịch Việt Nam – Những di sản được UNESCO công nhận của Việt Nam:
- Hoàng thành Thăng Long Hà Nội được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hoá Thế Giới vào ngày 1/8/2010.
- Phố cổ Hội An ở Quảng Nam được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hoá Thế Giới vào ngày 4/12/1999.
- Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình được Unesco công nhận là Di Sản Thê Giới Hỗn Hợp vào ngày 23/6/2014. Đây cũng là Di Sản Thế Giới kép duy nhất của khu vực Đông Nam Á.
- Quần thể di tích Cố Đô Huế, được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hoá Thế Giới vào ngày 11/12/1993
- Ngày 27/6/2011 thành Nhà Hồ được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hoá Thế Giới.
- Thánh địa Mỹ Sơn – được Unesco công nhận là Di Sản Thế Giới vào 1/121999.
- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được Unesco công nhận Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào ngày 3/7/2015.
- Quần thể Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di Sản Thế Giới vào ngày 16/9/2023.
Review du lịch Việt Nam – Những thách thức cần vượt qua:
Theo tham khảo của cá nhân tác giả thì du lịch Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, nhiều dư địa để phát triển nhưng cũng tồn tại những thách thức phải vượt qua:
- Đầu tiên phải kể đến là ô nhiễm môi trường của các khu thắng cảnh du lịch, điều này xuất phát từ ý thức của khách du lịch nội địa. Khách tây đến Việt Nam họ rất ý thức việc xả rác bừa bãi và điều họ thấy kỳ lạ là cách khách việc xả rác huỷ hoại cảnh quan môi trường một cách vô tư, chả có ai nói ai phạt.
- Hạ tầng và cơ sở vật chất còn yếu kém cũng là một trong những điểm yếu cố hữu của nghành du lịch Việt Nam. Đã bao năm qua đi với những khẩu hiệu mạnh mẽ của các lãnh đạo nhưng hiện trạng vẫn không thay đổi. Vấn đề này cần được sự quan tâm đúng mức hơn nữa của bộ máy chính quyền kèm theo đó là sự phối hợp với các địa phương, đưa ra những chính sách đầu tư xã hội hoá hợp lý để tư nhân đầu tư cùng làm. Đồng thời với việc tuyên truyền nâng cao ý thức xã hội của khách nội địa, phối hợp với các công ty lữ hành với hướng dẫn viên du lịch để nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi.
- Chất lượng dịch vụ không đồng đều dẫn đến có những điểm dịch vụ rất được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao nhưng ngay điểm du lịch kế bên lại bị chê. Nạn chặt chém cũng là một vấn đề nhức nhối làm cho khách du lịch có tâm lý suy nghĩ không tốt về Việt nam khiến cho tỉ lệ quay lại du lịch lần 2 rất thấp.
- Ngân sách quảng bá cho du lịch Việt Nam còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng tỉ đô của ngành. Còn những bất cập trong cơ chế giải ngân vốn cho quảng bá du lịch, khiến cho việc quảng bá bị ngưng trệ.
Review du lịch Việt Nam – Tiềm năng phát triển:
Với bề dày lịch sử văn hoá, với hơn 3260 km bờ biển, hơn 4000 đảo và quần đảo lớn nhỏ trải dải từ Biển Đông đến vịnh Thái Lan…Việt Nam sẽ là điểm đến du lịch hàng đầu trong năm 2025. Có thể điểm qua những điểm mạnh tiềm năng:
- Du lịch biển đảo: Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc…
- Du lịch văn hoá: Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di tích Tràng An Ninh Bình, Sapa…
- Du lịch trải nghiệm: Phong Nha Kẻ Bàng, Sapa, Mộc Châu, Mù Cang Chải…
- Du lịch sông nước: Tràng An Ninh Bình, chùa Hương, Mekong Delta…
- Du lịch lịch sử: Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Cố Đô Huế, địa đạo Củ Chi…
- Du lịch nghỉ dưỡng: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt…
- Du lịch tham quan online bằng các phần mềm thực tế ảo…
- Du lịch mua sắm tại các trung tâm như chợ Bến Thành, Sài Gòn Square, chợ Lớn, chợ Hàng Da…
- Du lịch ẩm thực: rất mới nhưng đã được đông đảo khách du lịch quốc tế đánh giá cao.
Thông tin tham khảo thêm:
- Dịch vụ du lịch: https://daodulich.com/tat-ca-san-pham/danh-muc-san-pham/dich-vu-du-lich
- Thông tin tác giả: https://nguyenthanhcong.name.vn
- Cẩm Nang Du Lịch: https://daodulich.com/cam-nang-du-lich/
Leave feedback about this